Note: Chào mừng bạn đến với Family9e.NET. Hãy Đăng ký thành viên hoặc Đăng nhập để có thể tham gia cùng lớp mình nhá !

Share
 

 Truyện Kiều

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Giang

Giang

Sở thích : Máy Tính
Số điện thoại : 0
Nữ Post : 198
Points : 394
Reputation : 31
Birthday : 15/06/1996
Join date : 22/10/2010
Age : 27
Châm ngôn sống : Nghèo quá hóa HACKER

Truyện Kiều Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyện Kiều   Truyện Kiều EmptySat Oct 23, 2010 6:51 pm

Văn bản: Chị em Thuý KiềuĐầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường mầu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
(Trích Truyện Kiêù của Nguyễn Du)
Văn bản: Chị em Thuý Kiều
(Trích Truyện Kiêù của Nguyễn Du)
I - Vị trí đoạn trích:
- Phần I: (Gặp gỡ và đính ước)
II - Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1, Vẻ đẹp khái quát của hai chị em:
Đầu lòng hai ả Tố nga
Từ thuần việt kết hợp với từ hán việt chỉ hai người con gái đẹp
- Mai cốt cách, tuyết tinh thần
? Cốt cách cao sang, quí phái mảnh dẻ thanh tao như mai, tinh thần trắng trong thanh sạch như tuyết.
2, Bức chân dung của Thuý Vân:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng có tính khuôn mẫu công thức - Đây là một vẻ đẹp mang tính chuẩn mực
? Hãy thảo luận về giá trị biểu đạt của từ ?thốt?
? Bức chân dung của Thuý Vân là vẻ đẹp của nhan sắc và đức hạnh.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Biện pháp so sánh, điệp ý tăng cấp kết hợp với phó từ chỉ sự tăng tiến.
+ Về sắc:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
? Bút pháp ước lệ tượng trưng miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều vượt qua ngưỡng của chuẩn mực cho phép, lên đến hàng tót vời.
3, Bức chân dung của Thuý Kiều:
? Thảo luận: Tìm phương án đúng cho cụm từ trên?
A - Cụm từ
B - Tục ngữ
C - Thành ngữ
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
+ Về tài:
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai
Tài: Cầm kì thi hoạ
Tài đàn là ngón nghề tuyệt luân
Bức chân dung của Thuý Kiều là vẻ đẹp của nhan sắc và tài năng
+ Về phẩm hạnh:
Phong lưu nhất mực hồng quần
Xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Gia đình nề nếp gia phong và có giáo dục phẩm hạnh tốt đẹp.

+ Về tài:
IV ? luyện tập:
So sánh hai bức chân dung của Thuý Vân Thuý Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du, với hai bức chân dung của Thuý Vân Thuý Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)
III - Tổng kết:
1, Nghệ thuật:
Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, phác hoạ chân dung nhân vật.
2, Nội dung:
Tôn vinh vẻ đẹp và ca ngợi tài năng của người phụ nữ.
Chân dung Thuý Vân: Bức chân dung của tính cách.
Chân dung Thuý Kiều: Là bức chân dung của số phận.
Xin chân trọng cảm ơn và kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc.

___________________________________________________________________________________________________________________



Cảnh ngày xuân
( Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du )
I. Giới thiệu chung:
1. Vị trí đoạn trích:
- Gồm 18 câu thơ lục bát. Từ dòng 39 đến dòng 56 trong 3254 câu.
- Thuộc phần I - Gặp gỡ và đính ước.

2. Bố cục:
- 4 câu đầu: Cảnh sắc thiên nhiên ngày xuân.
- 8 câu tiếp: Lễ hội du xuân.
- 6 câu cuối: Cảnh du xuân trở về.
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản:
Cảnh lễ hội du xuân (8 câu tiếp):
* Hai hoạt động chính là:
Lễ tảo mộ, hội đạp thanh.
Cảnh lễ hội du xuân (8 câu tiếp):
* Hai hoạt động chính là:
Lễ tảo mộ, hội đạp thanh.
a. Hệ thống từ ngữ giàu sức biểu đạt:
- Các từ Hán - Việt:
+ "Thanh minh"
+ "Tảo mộ", "Đạp thanh"
+ "Tài tử", "Giai nhân"
Cảnh lễ hội du xuân (8 câu tiếp):
* Hai hoạt động chính là:
Lễ tảo mộ, hội đạp thanh.
a. Hệ thống từ ngữ giàu sức biểu đạt:
- Các từ ghép, từ láy:
+ Danh từ: "Yến anh", "Chị em", "Giai nhân" ? Đông vui, sang trọng.
+ Động từ: "Sắm sửa", "Dập dìu" ? Hoạt động rộn ràng, náo nhiệt.
+ Tính từ: "Gần xa", "Nô nức" ? Tâm trạng vui tươi, phấn khởi.
Cảnh chiều xuân (6 câu cuối):
- Thời gian: Chiều tà.
- Cảnh:
+ Mặt trời ngả bóng.
+ Bước chân người thơ thẩn.
+ Dòng nước uốn quanh.
- Các hoạt động: đều nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Các từ láy: "nao nao", "tà tà", "thơ thẩn" ? vừa gợi vừa tả.
? Cảnh sắc chiều xuân và tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến.
Tả cảnh ngụ tình
III. Tổng kết:
- Về mặt nội dung: theo ghi nhớ SGK.

- Về mặt nghệ thuật:
+ Ngôn từ chọn lọc, giàu chất tạo hình.
+ Hệ thống từ ngữ giàu sức biểu đạt.
+ Ngôn ngữ bình dân kết hợp với ngôn ngữ bác học.
+ Bút pháp tả cảnh thiên nhiên đặc sắc: Tả điểm xuyết, vừa gợi vừa tả, tả cảnh ngụ tình.

Bài tập 1: Nêu cách hiểu của em về hình ảnh:
"Con én đưa thoi", "Thiều quang chín chục"

Bài tập 2: Cho nội dung sau: "Bốn câu thơ đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân".
Hãy viết thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu văn để triển khai nội dung trên theo lối quy nạp.

Gợi ý: a. Hai câu đầu:
+ Thời gian: "con én đưa thoi"
+ Không gian: ánh sang, bầu trời, "thiều quang chín chục"
- Nghệ thuật: ẩn dụ.
b. Hai câu sau:
+ Cảnh: thảm cỏ non, hoa lê trắng.
+ Sắc: xanh non, trắng
? Trình tự thời gian.
? Nghệ thuật gợi tả ? Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

___________________________________________________________________________________________________________________

Kiều ở lầu Ngưng Bích

( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
1/ Xuất xứ:
2/ Đọc, tìm hiểu từ khó.
3/ Đại ý, bố cục:
Miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều
trong cảnh bị giam ở lầu Ngưng Bích.
Đoạn trích trên thuộc phần nào của truyện ?
Gia biến
Hãnêu đại ý của đoạn trích?
Em hãy nêu đại ý đoạn trích?
6 câu đầu:
Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp.
8 câu tiếp:
Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều
8 câu cuối:
Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cảnh vật
Đoạn tích chia làm mấy phần?
- 3 phần
1/ Hoàn cảnh của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Khung cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được
Miêu tả qua cách nhìn của Kiều như thế nào?
Cảnh mênh mông, bát ngát vắng vẻ đến lạnh lùng
không gian mở 2 chiều rộng và cao => Kiều buồn lẻ loi, tê tái.
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Hình ảnh “ non xa” “ trăng gần” cách miêu tả có gì vô lý không ?
Thử giải thích ?
Đêm trăng sáng, nhìn núi trăng có cảm giác gần hơn
cách miêu tả có dụng ý : cảnh được miêu tả
qua người ngắm cảnh.

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Hình ảnh “ mây sớm , đèn khuya” gợi tính chất gì của thời gian?
- Thời gian khép kín, nàng bị giam lỏng “ khóa xuân”
từ sáng đến đêm khuya tách biệt với xã hội bên ngoài.
Nàng chỉ làm bạn với mây, đèn, trăng.
Trong 6 câu này tả tình hay cảnh?
- 6 câu này miêu tả tình và cảnh.
Vậy , khi Kiều ở lầu Ngưng Bích, nàng đang ở
hoàn cảnh như thế nào?
Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp,
chán ngán, buồn tủi, bơ vơ, bẽ bàng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày tr«ng mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người từ cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
2/ Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ:
a/ Nhớ Kim Trọng:
+ Đoạn thơ này có miêu tả cảnh không?
+ Lời trong đoạn thơ này là của ai?
+Nghệ thuật độc thoại có ý gì?
- Cảnh mờ đi, nỗi nhớ cồn lên, nôn nao trong lòng Kiều.
Độc thoại diễn tả nỗi nhớ khắc khoải, ngậm ngùi hằn sâu trong tâm khảm.
+ Vì sao tác giả để cho Kiều nhớ Kim Trọng trước cha mẹ?
- Kiều nhớ Kim Trọng trước => phù hợp qui luật
tâm lí tuổi trẻ
( nghệ thuật khai thác tâm lí của tác giả).
+ Hình ảnh nào trong đoạn thơ khắc họa
nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều nhất?
dưới nguyệt: hình ảnh ánh trăng gợi nhớ người yêu,
+ Từ ngữ nào diễn tả tâm trạng đó?
“rày trông, mai chờ”
+ Nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều như thế nào ?
- Tình cảm xót xa, ân hận, nhớ nhung khôn nguôi.
+ Tại sao nàng lại nhớ sâu sắc như vậy?
Mối tình đầu đẹp đẽ trong sáng…
=> nàng nhớ sâu sắc.
Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu?
Nỗi nhớ cha mẹ
Nỗi nhớ người yêu
Những từ ngữ,
hình ảnh biểu đạt ?
tưởng” tưởng tượng
, hình dung.
“dưới nguyệt, chén đồng”
=> gợi đêm trăng hẹn ước.
“ xót” thương nhớ xót xa
=> bộc lộ trực tiếp
sân lai,
gốc tử,
quạt nồng”
b/ Nhớ cha mẹ:

Buồn trông cửa biển chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ...

Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi


3/Nỗi buồn lo của Kiều:
+Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng
trong 8 câu thơ này ?
- Điệp ngữ liên hoàn “ buồn trông”
- Câu hỏi tu từ “ thuyền ai? Hoa trôi?”
- Từ láy gợi tả “ thấp thoáng, xa xa…
Tô đậm tâm cảnh: màu sắc từ nhạt => đậm; âm thanh từ tĩnh => động;
nỗi buồn từ man mác, mông lung => lo âu, kinh sợ.
Dự cảm giông tố nổi lên ,xô đẩy, vùi dập cuộc đời.
+ Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ?
+ Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh và tâm trạng
của Kiều qua đoạn thơ cuối?
Lẻ loi ,đơn độc.
- Lo âu, đau đớn, xót xa, hãi hùng và tuyệt vọng.
-
Tiếng thét gào điên khùng của sóng biển=> tiếng thét của sự nổi loạn
tuyệt vọng trong mặc cảm cô đơn thăng hoa cảm hứng nghệ sĩ sáng tạo của Vương T. Kiều, nàng Kiều trong mắt bão, trước phong ba.
Nêu những thành công về nghệ thuật của đoạn trích? Tâm hồn của Thuý kiều và tình cảm của nhà thơ?
Ghi nhớ :
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những
đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công trong truyện Kiều , đặc biệt là bằng Bút pháp tả cảnh ngụ tình . Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn , buồn tủi và tấm lòng thuỷ chungHiếu thảo của Thuý Kiều
Nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn,
từ láy gợi hình ảnh đã khắc họa đậm nét nỗi buồn cô liêu

__________________________________________________________________________________________________________________


MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
( Trích truyện kiều)

Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
Đắn đo cân sắc cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.
Mặn nồng một vẻ một ưa,
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.
Rằng: “ Mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Mối rằng: “ Giá đáng nghìn vàng,
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.

( Nguyễn Du, Truyện Kiều, Sđd)
Sau khi gặp gỡ, đính ước cùng Kim Trọng thì thình lình gia đình gặp tai họa. Cha và em bị bắt bớ, hành hạ. Không đành lòng để gia đình tan nát, Kiều đã tự nguyện bán mình để lấy tiền lo lót cho bọn tham quan để chuộc cha và em ra khỏi vòng lao lý. Chẳng may, kẻ đến mua nàng lại là Mã giám sinh, một tên buôn người .
Bốn câu đầu :Kiều quyết định bán mình. Gia đình nàng bắn tin cho người mối. Hai mươi sáu câu giữa. Cuộc mua bán Kiều. Bốn câu kết : Cuộc mua bán kết thúc và lời bình của tác giả.
Tả chuyện Mã giám sinh mua Kiều để lộ dần chân tướng con buôn của gã đồng thời cũng thể hiện nỗi ê chề, nhục nhã trong tai họa bất hạnh đầu tiên của cuộc đời Kiều.
Viễn khách: Khách ở xa đến
Vấn danh: Tức lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn hỏi nhà gái phải cho biết tên tuổi người con gái, đây dung với nghĩa rộng là hỏi xin cưới.
Tứ tuần: bốn mươi tuổi
Ngừng: nhìn, ngắm
Mua ngọc đến Lam Kiều: ý câu này là “Đến đây cốt để mua được người đẹp”
Sính nghi: đồ dẫn cưới. Theo tục lệ cũ, nhà gái buộc nhà trai phải đưa nhiều đồ lễ đến mới cho cưới, đồ lễ ấy gọi là đồ dẫn cưới
Dớp nhà: nhà gặp vận đen, nhà đang mắc gian truân
Mã Giám Sinh là điển hình của một loại con buôn lưu manh với tính chất giả dối, bất nhân và vì tiền.
Giả dối xuất thân lai lịch mù mờ, giới thiệu khách phương xa ( viễn khách) mà lại xưng quệ cũng gần. Đến tướng mạo, tính danh cũng giả dối, tuổi tác đã nhiều nhưng lại cố ý tô vẽ cho trẻ, ra vẻ thư sinh phong lưu lịch sự mà trước thầy, sau tớ lao xao láo nháo, ô hợp.
+Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Bản chất bất nhân của Mã giám Sinh bộc lộ qua cảnh mua bán Thúy Kiều. Bất nhân trong hành động, thái độ đối xử với Thúy Kiều xem như một đồ vật đem bán, cân đo đong đếm cả nhan sắc lẫn tài hoa: đắn đo cân sắc, cân tài. Bất nhân trong tâm lí lạnh lùng vô cảm trước gia cảnh của Kiều, xem nàng như một món hàng và tâm lí mãn nguyện hợm hĩnh:
+ Đắn đo cân sắc cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.
Bản chất vì tiền trong hành động mặc cả keo kiệt, đê tiện: cò kè kéo bớt một thêm hai

Thúy Kiều thật đáng tội nghiệp vì nàng đang là một món hàng đem bán và càng tội nghiệp hơn khi Kiều đang ý thức được nhân phẩm của mình.
Là một món hàng, Kiều buồn rầu, tủi hổ, sượng sùng trong bước đi ngại ngùng, ê chề trong cảm giác thẹn trước hoa và mặt dày trước gương. Là một người ý thức được nhân phẩm, Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ tới nỗi mình tình duyên dang dở, uất bởi nỗi nhà bị vu oan giá họa
Bao trùm tâm trạng Kiều là nỗi đau đớn, tái tê;
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng!
Và cảm thấy ê chề, tủi nhục:
Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày.
Nàng cử động như cái máy theo sự đạo diễn của mụ mối và theo yêu cầu của họ Mã:
Mối càng vén tóc, bắt tay,
Ép cung cầm nguyệt, thứ bài quạt thơ.
Hình ảnh Thúy Kiều trong đoạn thơ thể hiện tất cả nỗi tủi thẹn và đau khổ cùng cực của một cô gái khuê các bị coi là món hàng đem ra mặc cả, bán mua. Việc Thúy Kiều rơi vào tay họ Mã là bước thứ nhất trong quãng đời mười lăm năm lưu lạc đọa đày của một “ thân phận đoạn trường”.

Đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. Đó là nỗi đau đớn trước thực trạng con người bị chà đạp. Thân phận Thúy Kiều cũng tiêu biểu cho số phận bất hạnh của bao nhiêu người phụ nữa dười chế độ phong kiến mục nát, tàn bạo.
Cũng qua việc miêu tả chân dung nhân vật phản diện Mã Giám Sinh và diễn biến cuộc mua bán, tác giả căm phẫn, lên án những thế lực tàn bạo trong xã hội phong kiến mục nát vùi dập người lương thiện. Đó là bọn buôn người, bọn lưu manh và sức mạnh của đồng tiền phi nghĩa

__________________________________________________________________________________________________________________'

Thúy Kiều báo ân báo oán
I - TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

- Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.

Nguyễn Du sống trong một thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Những biến cố đó đã in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Nguyễn Du từng trải một cuộc đời phiêu bạt: sống nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc. Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

2. Đoạn trích:

Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai trong Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc). Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đoạ đầy, Thuý Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng thoả nguyện đền ơn trả oán. Đây là trích đoạn tả cảnh báo ân, báo oán.

Đoạn trích có thể thành hai phần:

- Mười hai câu thơ đầu: Thuý Kiều báo ân (trả ơn Thúc Sinh);

- Các câu thơ còn lại: Thuý Kiều báo oán (cuộc đối đáp giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư).

II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM

Đền ơn trả oán là một mô típ rất quen thuộc trong văn học dân gian, đặc biệt là trong các câu chuyện cổ tích. Người có công lao khó nhọc, ăn ở hiền lành, hay làm điều tốt thì sẽ được đền bù, kẻ ác sẽ bị trừng trị đích đáng. Đó là mơ ước của nhân dân ta.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dựng lên một cảnh báo ân báo oán. Thế nhưng, khác rất nhiều so với các câu chuyện cổ tích, cảnh báo ân báo oán trong Truyện Kiều không đơn giản là sự thể hiện khát vọng công lí của nhân dân. Sức hấp dẫn của đoạn trích thể hiện chủ yếu ở khả năng khắc hoạ tâm lí nhân vật của nhà thơ. Cả đoạn trích gồm 34 câu với ba nhân vật, rất ít lời miêu tả, hầu như chỉ có lời Thuý Kiều nói với Thúc Sinh, lời qua tiếng lại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư, vậy mà không chỉ chân dung, từ giọng điệu, tính tình của từng nhân vật đều được bộc lộ hết sức sinh động.

Có thể dễ dàng nhận thấy trong đoạn trích có hai cảnh: báo ân và báo oán.

Cảnh báo ân

Chàng Thúc Sinh khi được "gươm mời đến" thì "Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run". Thúc Sinh run vì nhiều lẽ: trước cảnh ba quân gươm giáo sáng loà  run; được chứng kiến Thuý Kiều đã trừng trị những kẻ đã gây bao đau khổ cho đời nàng như thế nào lại càng dễ run hơn nữa. Thúc Sinh không thể nghĩ rằng mình lại được trả ân bằng "gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân" bởi trong thực tế, chàng ta chẳng có công lao gì nhiều với Thuý Kiều. Ngay cả khi chứng kiến vợ mình hành hạ Thuý Kiều, Thúc Sinh cũng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, không biết bênh vực thế nào.

Vậy tại sao Thúc Sinh lại được Thuý Kiều "báo ân" hậu hĩnh như thế? Lí giải được điều này, chúng ta sẽ hiểu thêm về Thuý Kiều, từ đó càng hiểu thêm nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Nhân vật Thuý Kiều đã được xây dựng rất nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm. Dù khi phải dằn lòng trao duyên cho Thuý Vân, khi một mình đối cảnh ở lầu Ngưng Bích hay khi có đủ vị thế để báo ân báo oán sòng phẳng thì Thuý Kiều vẫn luôn là người nặng tình nặng nghĩa:

Nàng rằng: "Nghĩa nặng tình non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân,
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là...".


Lí lẽ của Thuý Kiều rất rõ ràng: đây không phải là sự báo ân mà là sự trả nghĩa, đúng hơn là trả cái tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trước đây. Như vậy, đối với Thúc Sinh, Thuý Kiều đã không xử bằng lí mà bằng cái tình của nàng. Điều này có vẻ như không hợp với cách nghĩ thông thường, không thoả mãn được một số bạn đọc khó tính nhưng chính ở đây lại làm bật lên giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Nguyễn Du đã không xây dựng nhân vật Thuý Kiều theo một công thức định sẵn. Ngược lại, ông đã tạo nên một nhân vật rất sinh động, rất đời thường. Kiều đã suy nghĩ, nói năng và hành động hoàn toàn hợp với phẩm chất và tính cách của nàng. Điều này càng được chứng minh rõ ràng hơn qua cảnh tiếp theo.

Cảnh báo oán

Đối tượng báo oán ở đây là Hoạn Thư  vợ Thúc Sinh. Mặc dù không trực tiếp đẩy Thuý Kiều vào lầu xanh nhưng Hoạn Thư cũng là kẻ đã gây không ít đau khổ cho cuộc đời Kiều. Con người đã trở thành hình tượng điển hình cho sự ghen tuông ấy đã lặng lẽ cho người đến bắt nàng về, đã dựng cảnh trớ trêu: bắt nàng hầu rượu Thúc Sinh để mà hả hê sung sướng khi tận mắt chứng kiến nỗi cực nhục của cả hai người. Thuý Kiều hẳn không thể quên nỗi nhục hôm ấy, theo đó thì tội của Hoạn Thư đáng chết một trăm lần.

Thế nhưng Nguyễn Du đã không để cho lí trí của mình dẫn dắt sự việc một cách giản đơn. Ông âm thầm chứng kiến cuộc đối đầu giữa hai người đàn bà (mà theo Thuý Kiều là "kẻ cắp, bà già gặp nhau"), thuật lại cuộc đấu khẩu của họ. Biệt tài của Nguyễn Du là khi chứng kiến và miêu tả cuộc đụng độ "nảy lửa" ấy, ông đã không thiên vị một ai, không đứng về phía nào. Ông để cho sự việc tự nó phát triển, từ đó đã tạo nên một trong những chi tiết nghệ thuật giàu chất sống, chất "tiểu thuyết" nhất của tác phẩm.

Vị thế giữa hai người phụ nữ đã hoàn toàn đảo ngược. Trước đây, khi Hoạn Thư làm chủ tình thế, Thuý Kiều không những bị đánh đập mà còn bị làm nhục theo một cách thức rất riêng của Hoạn Thư. Nỗi đau tinh thần của Kiều lúc ấy còn lớn gấp hàng chục lần nỗi đau thể xác. Thế nhưng giờ đây, người làm chủ tình thế lại là Thuý Kiều. Chỉ cần nàng phẩy tay một cái, hẳn Hoạn Thư sẽ "thịt nát xương tan".

Thuý Kiều đã khởi sự "báo oán" như thế nào?

Thoắt trông nàng đã chào thưa:
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều".


Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du thật đáng nể phục. Nàng Kiều duyên dáng, thuỳ mị, "e lệ nép vào dưới hoa" ngày nào, giờ đối diện với kẻ thù, dường như đã hoá ra một con người khác. Nếu như Kiều ra lệnh trừng phạt Hoạn Thư ngay thì không có gì nhiều để bàn luận. Nhưng Kiều đang sung sướng hưởng thụ cảm giác của kẻ bề trên, đang tìm cách dùng lời nói để "rứt da rứt thịt" Hoạn Thư theo đúng cách mà trước đây mụ ta đã đối xử với nàng. Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọi Hoạn Thư là "tiểu thư", cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ở đời ("Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"). Kiều tin chắc vào chiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!

Thế nhưng Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớt nói cười "Mà trong nham hiểm giết người không dao":

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
Rằng: "Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình...".


Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã "hồn lạc phách xiêu", Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định "ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà", Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã "làm ơn" cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt,... Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ "hồn lạc phách xiêu" chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình.

Rốt cuộc, trong cuộc đấu trí, đấu khẩu đó người thua lại chính là Thuý Kiều. Bằng chứng là khi nghe xong những lời "bào chữa" của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã xuôi lòng mà tha bổng cho mụ, không những thế lại còn khen: "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" và tự nói với mình rằng: "Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen".

Kết cục đó có thể bất ngờ với người đọc nhưng lại rất hợp lí với lô gích của tác phẩm. Đoạn "báo ân" với Thúc Sinh đã cho thấy: dù thế nào đi nữa, Kiều vẫn là người phụ nữ đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa.
Đây là một đoạn trích rất hấp dẫn, một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du. Bằng cách để cho các sự việc tự vận động, nhân vật tự bộc lộ mình qua những lời đối thoại, Nguyễn Du đã đưa nghệ thuật miêu tả nhân vật của văn học trung đại tiến một bước rất dài. Miêu tả chân thực và sinh động đời sống như nó đang xảy ra, đó là một yếu tố quan trọng tạo nên "Chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du".
Về Đầu Trang Go down
http://family9e.net
 
Truyện Kiều
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Truyện vui sưu tầm
» Truyện cười

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Family 9E :: Học tập :: Văn học-